Mì tôm thanh long trở thành thế lực viral khắp mọi nơi trên mạng: MV quảng cáo “vô tri” nhưng liệu có đơn giản thế?

Chi tiết bài viết.

  • 0
  • 941

Có gì đằng sau câu hát “lần đầu tiên, trái thanh long có trong mì tôm” đang viral khắp MXH?

Nếu bạn từng một lần nhìn thấy câu nói “lần đầu tiên, trái thanh long có trong mì tôm” thì chắc hẳn đã biết đến đây là MV quảng cáo của thương hiệu mì ăn liền thanh long Caty. Với bài hát quảng cáo cực viral, món mì tôm thanh long như trở thành một "thế lực" mới làm cộng đồng mạng đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, có gì hay ho về thương hiệu sản xuất sản phẩm này, bên cạnh clip đang viral khắp MXH?

Nếu bạn từng một lần nhìn thấy câu nói “lần đầu tiên, trái thanh long có trong mì tôm” thì chắc hẳn đã biết đến đây là MV quảng cáo của thương hiệu mì ăn liền thanh long Caty. Với bài hát quảng cáo cực viral, món mì tôm thanh long như trở thành một "thế lực" mới làm cộng đồng mạng đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, có gì hay ho về thương hiệu sản xuất sản phẩm này, bên cạnh clip đang viral khắp MXH?

Mì tôm thanh long trở thành thế lực viral khắp mọi nơi trên mạng: MV quảng cáo “vô tri” nhưng liệu có đơn giản thế? - Ảnh 1.

Bức hình có thể "phát ra" âm thanh xuất hiện trong MV Bài ca mì thanh long đang viral khắp MXH (Ảnh chụp màn hình)

Mì tôm thanh long “lên ngôi" nhờ 1 MV quảng cáo

Dù đã xuất hiện trên thị trường từ năm 2022 nhưng phải tới khi bài hát quảng cáo “lần đầu tiên, trái thanh long có trong mì tôm” viral, món mì tôm này mới được biết đến rộng rãi.

Theo công ty phân tích dữ liệu mạng xã hội YouNet Media, độ thảo luận về mì gói vị thanh long đã vượt mặt trà chanh giã tay để chiếm lĩnh TOP #1 SocialTrend Ranking mảng ăn uống từ ngày 27-29/11. Theo đó, số liệu thống kê ghi nhận gần 1 triệu tương tác và 81.930 thảo luận xoay quanh sản phẩm này trên mạng xã hội.

Theo dự đoán của YouNet Media, sức hút của mì tôm thanh long vẫn đang liên tục tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong vài ngày tới. Được biết chỉ riêng trên nền tảng TikTok, bản karaoke của Bài Ca Mì Thanh Long hiện đã thu về hơn 215.000 lượt xem và hơn 10.000 lượt thích. Còn tại các mạng xã hội khác, các chủ đề xoay quanh mì tôm thanh long như review sản phẩm, cover đoạn nhạc trong MV quảng cáo, chế meme về hai chú linh vật… cũng được giới trẻ đón nhận tích cực.

Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ chuyển đổi doanh thu hãng mì tôm này cũng đạt được nhiều con số ấn tượng. Cụ thể, theo số liệu từ YouNet ECI cho thấy trước khi viral, shop Caty Food chỉ bán được 1,38 triệu đồng trong 1 tháng trên sàn thương mại điện tử S. Tuy nhiên, trong vòng 14 ngày từ 23/11 đến 6/12, gian hàng trên sàn S của thương hiệu mì ăn liền thanh long Caty đã đạt doanh thu là 53 triệu đồng, tăng gấp 612 lần, tương đương hơn 4.800 gói mì được bán ra.

Mì tôm thanh long trở thành thế lực viral khắp mọi nơi trên mạng: MV quảng cáo “vô tri” nhưng liệu có đơn giản thế? - Ảnh 2.

Mì tôm thanh long gây sốt nhiều nền tảng mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình)

MV quảng cáo “vô tri" nhưng mọi thứ có đơn giản đến thế?

Trên nền nhạc Bài Ca Mì Thanh Long, hai chú linh vật “bé thanh long” màu hồng đứng nhảy múa, cộng với lời bài hát “gây ám ảnh", MV quảng cáo mì thanh long Caty nhanh chóng trở nên viral khắp mạng xã hội.

Trái lại với sự xuất hiện của nhiều clip đầu tư bài bản, hiệu ứng được sử dụng trong Bài Ca Mì Thanh Long khá đơn giản, thậm chí bị nhiều người đánh giá là “vô tri", hay gọi vui là một MV quảng cáo chỉ được làm với ngân sách “200 ngàn đồng”.

Theo Kompa.ai, MV quảng cáo viral này của thương hiệu mì thanh long là một ứng dụng điển hình của Lo-fi Marketing - một cách làm Marketing nổi bật, được nhiều thương hiệu đặc biệt ưa chuộng trong những năm gần đây. Trong Lo-fi Marketing, các thương hiệu tập trung vào việc tạo ra các hình ảnh, video hoặc văn bản có chất lượng không hoàn hảo, hay thậm chí là chất lượng thấp.

Viral clip của mì thanh long chứa đựng yếu tố hài hước, thậm chí gây “ám ảnh” khiến người xem không thể ngừng bấm nút replay đoạn nhạc - chính là một ứng dụng điển hình của Lo-fi Marketing.

Trong một thế giới mạng xã hội được ví như ngập tràn thông điệp quảng cáo, sẽ không khó để thấy các thông điệp truyền thông được truyền tải theo Lo-fi Marketing ở khắp mọi nơi. Đó có thể là thông báo “Cảm ơn bạn đã dành vài giây xem quảng cáo mỗi lần dừng đèn đỏ” khi BAEMIN rút khỏi thị trường Việt Nam hay các content hài hước “tưởng như làm trong lúc thiếu KPI” của đội ngũ Fanpage Nhà Tù Hoả Lò…

Nhìn chung, khác với những MV, hình ảnh quảng cáo được đầu tư bài bản thường tập trung đánh mạnh vào thị trường thì các định dạng quảng cáo làm theo Lo-fi Marketing thu hút người xem nhờ vào sự khác biệt, tính thú vị và gần gũi với khách hàng, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ. Nhờ đó, thương hiệu được người dùng biết đến nhiều hơn và xây dựng được kết nối về mặt cảm xúc đáng tin cậy với người tiêu dùng.

Mì tôm thanh long trở thành thế lực viral khắp mọi nơi trên mạng: MV quảng cáo “vô tri” nhưng liệu có đơn giản thế? - Ảnh 3.

Mì tôm thanh long được biết đến rộng rãi hơn sau clip viral

Câu hỏi mà nhiều người làm Marketing đã từng đặt ra trước sự lên ngôi của Lo-fi Marketing: Tại sao MV tưởng chừng như sản xuất trong điều kiện thiếu kinh phí lại "chiến thắng" MV được đầu tư chỉn chu về hình ảnh và âm thanh?

Một trong những nguyên nhân khiến chiến lược Lo-fi Marketing thành công lại chính là ở sự không hoàn hảo và hào nhoáng.

Đối với nhiều người, đặc biệt là Millennials và Gen Z, họ cảm thấy mệt mỏi với “sự hoàn hảo”. Một nghiên cứu được thực hiện bởi YPulse cho thấy: 79% người từ 13 - 36 tuổi cảm thấy mệt mỏi khi nhìn thấy những hình ảnh bóng bẩy trong quảng cáo; 88% yêu thích khi người khác khoe khuyết điểm và sự không hoàn hảo của họ.

Lo-fi Marketing ra đời khi khách hàng ngày nay đề cao đến thông điệp truyền thông mang tính “perfectly imperfect" (không hoàn hảo hảo tuyệt đối) và tính chân thực, kể từ sau Covid-19.

Đã qua rồi cái thời quảng cáo được tạo ra bởi một kịch bản lý tưởng và thông điệp sáo rỗng khuyến khích người tiêu dùng “tô hồng" cuộc sống, việc các thương hiệu cho khách hàng mục tiêu nhìn thấy những khía cạnh không hoàn hảo, đầy tính thực tế lại mang đến hiệu quả truyền thông tốt hơn. Nhờ việc sáng tạo thông điệp truyền thông dựa trên các xu hướng xã hội và trend của người trẻ, các thương hiệu đã mở ra một cách mới để tương tác chân thực hơn với khách hàng tiềm năng, khiến họ gia tăng sự gần gũi khách hàng mục tiêu.

Không dừng lại ở đó, một trong những đặc điểm nổi bật của những nội dung Lo-fi Marketing đó là tính hài hước - một điểm cộng rất lớn để nhắm tới đối tượng người tiêu dùng trẻ.

Theo một cuộc khảo sát của Global Web Index, trên phạm vị toàn cầu, có đến 41% Gen Z và 34% Millennials cho biết lý do chính khiến họ sử dụng MXH là để tìm kiếm “nội dung hài hước và giải trí". Cũng vì thế, nếu các thương hiệu muốn quảng bá truyền thông một cách tự nhiên thì sự hài hước, thậm chí “gây ám ảnh" là công cụ tuyệt vời đáng cân nhắc.

Sự thu hút hay mức độ viral của quảng cáo đã trở thành thước đo quan trọng của một chiến dịch truyền thông khi giờ đây người tiêu dùng đang dần thấy quảng cáo trở nên phiền toái. Thậm chí giờ đây đã có nhiều ứng dụng cho phép họ bấm nút “chặn quảng cáo" sau khi nộp một khoản chi phí. Cũng vì thế, trong bối cảnh hầu hết thương hiệu nào đang dùng quảng cáo trong chiến dịch truyền thông, tạo một viral clip sẽ giúp thương hiệu dễ dàng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Chỉ tạo nên clip triệu view là yên tâm bán được hàng?

Thoạt nhìn, Lo-fi Marketing có vẻ khác thường đối với các thương hiệu và ngay cả những người làm trong lĩnh vực Marketing - quảng cáo, một ngành đòi hỏi sự hoàn hảo và hào nhoáng.

Theo Forbes, hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp ngại sử dụng sự Lo-fi Marketing cho các hoạt động truyền thông của thương hiệu. Một nguyên nhân đến từ việc lãnh đạo e ngại sự hài hước không đúng chỗ có thể gây phản ứng ngược với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, họ còn cho rằng quảng cáo muốn có hiệu quả phải liệt kê được nhiều lợi ích của sản phẩm. Trước bờ vực kinh tế suy thoái và ngân sách truyền thông bị thu hẹp, nhiều nhà quảng cáo lo ngại rằng sự hài hước có thể giúp người tiêu dùng giải trí nhưng không mang lại hiệu quả bán hàng mà doanh nghiệp mong muốn.

Ngoài ra, không phải thương hiệu nào cũng có thể sử dụng sự hài hước và không hoàn hảo trong các chiến dịch truyền thông của mình. Tính cách của thương hiệu sẽ quyết định giọng điệu mà quảng cáo nên sử dụng và tình huống thích hợp để sử dụng chất liệu nào trong các thông điệp truyền thông của mình.

Một chiến dịch quảng cáo thành công không thể thiếu đi tính viral. Thế nhưng suy cho cùng, viral đôi khi cũng là con dao hai lưỡi nếu doanh nghiệp quên rằng mục đích chính của họ là bán được hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Anh Phùng Hải Long (Giám đốc Make Believe Agency) nhận định: “Việc 1 nhãn hàng chú trọng các chỉ số viral trên social ngày càng trở nên phổ biến, vì nó mang lại cho những người trong cuộc cảm giác ‘chiến thắng ảo’. Đây là điều hết sức bình thường, nhưng rõ ràng chúng ta cần tỉnh táo.

Những chỉ số trên social, vừa là thật, vừa là ảo. Hành vi của người dùng khi lướt mạng dễ dàng tương tác với 1 nội dung nhưng đa số họ không chú ý hay nhớ về thương hiệu, chứ chưa nói đến việc ‘chi tiền’ cho thương hiệu.

Bên cạnh những chỉ số viral, nhãn hàng hãy dành sự chú ý cho tỷ lệ chuyển đổi liên quan bán hàng. Nguồn lực của nhãn hàng là giới hạn, trong thương trường khó khăn này đừng mải mê ‘sống ảo’”.

“Mì tôm thanh long” tự định giá 20 triệu USD, tham vọng doanh thu 2.000 tỷ
Bài sau “Mì tôm thanh long” tự định giá 20 triệu USD, tham vọng doanh thu 2.000 tỷ
Mì tôm thanh long 'lên ngôi' trên chợ mạng, thực khách sục sôi lùng mua
Bài trước “Mì tôm thanh long” tự định giá 20 triệu USD, tham vọng doanh thu 2.000 tỷ
image